Kiểm tra đèn pha, cos bị lệt đi so với tiêu chuẩn của cục đăng kiểm giúp tài xế an tâm hơn khi xe duy chuyển vào ban đêm. Ngoài ra khi duy chuyển, không gây chóa mắt, ảnh hưởng cho người đi đường cũng như những xe khác.
Cấu tạo của thiết bị kiểm tra đèn pha ô tô
Một công nghệ quang học tiên tiến được áp dụng cho dòng sản phẩm này. Vùng sáng quang học của đèn pha khi thử được hiển thị lên màn hình, vì vậy việc điều chỉnh và quan sát sẽ thuận lợi. Một loạt các thông số của cường độ sáng và độ lệch của đèn pha so với trục quang học về cả hai hướng dọc và ngang cũng được đo.
Thiết bị được cấu tạo bao gồm một buồng thu quang học và hệ thống di chuyển. Buồng quang học được thiết kế để dịch chuyển lên xuống trên hai cột thẳng đứng. Việc dịch chuyển sang trái phải được thực hiện thông qua bánh xe và đường ray dưới chân đế.
Lắp đặt và điều chỉnh khi kiểm tra đèn pha ô tô:
- Đường tâm xe dọc theo hướng xe vào phải song song với trục quang học của máy;
- Đèn pha của xe khi đưa vào kiểm tra đường tâm phải thẳng hàng với trục quang học của máy. Để có thể đạt được các tiêu chuẩn trên thì có thể kẻ vạch chỉ dẫn cho xe vào bằng thiết bị định vị chuẩn (ống ngắm). Cũng có thể dùng mắt để ngắm thẳng khi đưa xe vào. Xe thử khi vào phải song song với đường dẫn. Và đường tâm buồng quang học cũng phải song song với đường dẫn đó. Trong quá trình điều chỉnh phải chú ý đến cân bằng của bọt nước trên mặt máy. Nếu bọt nước nằm ra ngoài vòng tròn thì cần điều chỉnh lại máy để đạt yêu cầu. Nếu như bị lệch quá giới hạn cho phép thì kiểm tra sẽ không chính xác.
Hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra đèn pha ô tô:
Thiết bị phải được hiệu chuẩn sau sáu tháng hoặc một năm một lần. Tùy thuộc vào mức độ làm việc thực tế. Các bước tiến hành như sau:
- Đặt bộ hiệu chuẩn trước buồng quang học với khoảng cách 1m. Đường tâm dọc của bộ hiệu chuẩn (được xác định bằng hai điểm trước và sau của nó) phải song song với đường tâm của thiết bị mà được kiểm tra bằng cách dùng ống ngắm trên thiết bị.
- Điều chỉnh thông số của bộ hiệu chuẩn (hãy đọc tài liệu của bộ hiệu chuẩn để chỉnh).
- Đặt cường độ sáng của thiết bị hiệu chuẩn tại 20000 cd và góc của trục quang hoc là 0°, sau đó bật máy.
- Đưa buồng quang học hướng vào thiết bị hiệu chuẩn.
- Đặt công tắc của thiết bị tại vị trí “400” và mở màn chắn của thiết bị để bắt đầu.
- Đặt cường độ sáng của bộ cân chỉnh ở 70000 cd và góc của trục quang học ở 0° (trái/ phải và lên/ xuống).
- Xoay núm điều chỉnh của thiết bị đến vị trí “800” sau đó xoay chiết áp trên bảng mạch tương ứng với giá trị “800” để màn hình hiển thị hiển thị giá trị 70000 cd là đạt.
Máy kiểm tra đèn pha,cos.
Kiểm tra các thông số đo phanh chân, phanh tay với nhiều tốc độ. Ứng dụng của bệ thử thắng phanh ô tô là trong các dây chuyền, trạm kiểm định cơ giới ô tô, nhà máy lắp ráp xe, các xưởng đại lý ô tô, các garage ô tô. Để kiểm tra phanh xe có đạt các thông số tiêu chuẩn cục đăng kiểm.
Trên ô tô hệ thống thường phải kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ đó chính là hệ thống phanh vì nó liên quan đến an toàn của xe. Sau một thời gian sử dụng phanh của bạn bắt đầu có cảm giác xốp (thiếu tính vững chắc) khi phanh, nguyên nhân gốc rễ có thể là do trợ lực phanh. Tuy nhiên, khi bạn nhấn bàn đạp phanh và bạn nhận thấy chiếc xe không chạy chậm, điều này có xu hướng sẽ thu hút sự chú ý của bạn khá nhanh. Hãy kiểm tra trợ lực phanh của bạn để xem nếu nó cần thay thế.
Vai trò của Thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô là gì
Thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô là một trong những thiết bị quan trọng trong xưởng sửa chữa ô tô. Sau khi bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khung gầm nói chung, hệ thống phanh nói riêng thì kỹ thuật viên phải đưa xe khách hàng vào bệ thử phanh ô tô. Nhằm để nâng cao chất lượng sau khi bảo dưỡng sửa chữa, đảm bảo an toàn cho khách hàng và người lưu thông trên đường. Vậy nên đầu tư bệ kiểm tra phanh ô tô như thế nào để tiết kiệm và hiệu quả.
Kiểm tra hệ thống phanh bao gồm các bước kiểm tra như: kiểm tra tình trạng má phanh, dầu phanh, các đường ống dầu, cúp pen, heo dầu phanh, đạp bàn đạp phanh xem thử hành trình bàn đạp có xuống sâu chạm sàn hay cứng ngắc, phanh không nhả…
Trên thực tế một số anh em kiểm tra phanh ô tô bằng cách chạy trên đường thử để đánh gia phanh còn tốt hay cần thay mới má phanh hoặc các bộ phận liên quan.
Những bước kiểm tra trên đều chỉ dựa vào cảm nhận theo kinh nghiệm của người thợ chứ không đánh giá một cách chính xác của phanh.
Các tính năng của thiết bị kiểm tra phanh
1. Tính năng
– Thiết bị kiểm tra phanh kiểu con lăn hay kiểu tấm có chức năng kiểm tra trọng lượng xe hay không
– Khi tiến hành kiểm tra phanh con lăn tự động dừng khi có hiện tượng trượt giữa bánh xe và con lăn hay không
– Ghi nhận giá trị lực phanh lớn nhất trong quá trình phanh.
– Ghi nhận hiệu quả phanh
– Ghi nhận độ lệch phanh
– Tốc độ kiểm tra tương đương nằm trong phạm vi 2,0 km/h đến 5,5 km/h
Phương pháp thứ cấp
Nếu bạn hoàn thành bước này và bàn đạp phanh không di chuyển, đó là một chỉ báo cho thấy bộ trợ lực phanh không nhận được áp suất chân không. Đây là khi bạn nên thử một bài kiểm tra trợ lực phanh thứ cấp.
Để động cơ chạy trong vài phút. Tắt động cơ, sau đó liên tục nhấn bàn đạp phanh từ từ. Khi bạn đạp nó lần đầu tiên, bàn đạp phải rất thấp, có nghĩa là không chịu nhiều áp lực. Khi bạn bơm bàn đạp nhiều lần, áp suất sẽ trở nên cứng hơn, điều này cho thấy bộ trợ lực phanh không bị rò rỉ.
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi hoàn thành các thử nghiệm này, có thể nên nhờ một thợ máy chuyên nghiệp đến nơi của bạn để hoàn thành kiểm tra hệ thống phanh tại chỗ. Không nên lái xe đến cơ sở sửa chữa nếu bạn gặp sự cố hệ thống phanh, vì vậy một thợ máy cơ động là một ý tưởng thông minh và an toàn.
Tín Thành Hưng Auto là một địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô tại Quảng Ngãi.
Liên hệ hotline: 0967 101 089 để chúng tôi tư vấn được chính xác nhất!
Địa chỉ: 06 Lê Thánh Tôn, Thị xã Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi